SELECT MENU

Thông tin cơ bản về thị thực ngắn hạn tới các nước trong khối Schengen

Thị thực Schengen được cấp bởi các nước: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp, Hungary, Iceland, Italia, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Thụy Sỹ.

Mục đích của việc yêu cầu thị thực đối với công dân của một số nước nhất định là để kiểm soát những cá nhân có thể nhập cảnh vào lãnh thổ quốc gia đó cũng như các quốc gia khác trong khối Schengen. Các quốc gia trong khối này thường cùng quyết định về quốc tịch của những đối tượng trong diện yêu cầu thị thực. Dựa trên thực tế những vấn đề về nhập cư, an ninh cũng như những mối quan ngại về chính trị, nhóm các nước Schegen sẽ chọn ra các quốc gia cần áp dụng yêu cầu này. Để có những hiểu biết đầy đủ về các quy định và yêu cầu liên quan đến việc xin thị thực Schengen, chúng tôi mong muốn các bạn hãy đọc kỹ tất cả thông tin ở trang này.

Thị thực Schengen là gì?

Nếu bạn muốn tới một những quốc gia thuộc khối Schengen trong một khoảng thời gian ngắn và là công dân của quốc gia có áp dụng yêu cầu thị thực, bạn cần có một visa Schengen trước khi nhập cảnh. Bạn có thể tham khảo thêm những quốc gia được miễn thị thực tại trang website của Đại sứ quán đất nước mà bạn định đến. Nếu hiện tại bạn đã có những loại giấy tờ cho phép cư trú hay trở lại từ một nước trong khối Schengen, bạn không cần thị thực để nhập cảnh vào các nước trong khối này nữa.

visa phap chi thuy

Nếu bạn đã được cấp thẻ cư trú theo quy định của Liên Minh Châu Âu về quyền tự do đi lại, bạn được miễn thị thực khi nhập cảnh vào khối Schengen. Quy định này được áp dụng cho các thẻ cư trú được cấp theo Chỉ thị 2004/38/EC và các thẻ cư trú được cấp trước khi chỉ thị này có hiệu lực. Thẻ này có thể là một thẻ nhựa có kích cỡ bằng thẻ tín dụng, hay cũng có thể là giấy phép cư trú dán trong hộ chiếu.

Với thị thực Schengen, bạn không được lưu lại tại một nước thuộc khối Schengen quá 3 tháng, không được làm việc hưởng lương hay thành lập doanh nghiệp, tham gia kinh doanh, ngành nghề.

Với thị thực Schengen, bạn sẽ có quyền lưu trú trên toàn vùng thuộc khối Schengen trong khoảng thời gian tối đa là 90 ngày trong vòng 6 tháng.

Bạn không được phép làm việc khi sở hữu visa Schengen. Tuy nhiên, trong thời gian dưới 3 tháng, bạn có thể thực hiện các hoạt động nhất định liên quan tới công việc khi không có giấy phép lao động.

Việc cấp thị thực Schengen hiện được tiến hành tùy theo hoàn cảnh và tùy theo sự đánh giá đối với mỗi trường hợp riêng biệt, với các tiêu chí như mục đích chuyến đi và dự định thời điểm về nước.

Cần lưu ý rằng, thời gian kể từ khi nộp hồ sơ xin thị thực đến khi bạn khởi hành chuyến đi không quá 3 tháng.

Nếu hiện tại bạn đang sở hữu một thị thực Schengen vẫn còn hiệu lực (hay nếu bạn vẫn chưa sử dụng hết số ngày trên thị thực), nhưng vẫn muốn xin thị thực mới, thì trước hết thị thực cũ của bạn phải được hủy bỏ tại Đại sứ quán cấp thị thực đó.

Thị thực Schengen có giá trị trên những quốc gia nào?

Tuy rằng visa đi châu Âu thường được gọi là visa Schengen nhưng không phải tất cả các quốc gia thuộc EU đều tham gia hiệp định này, cũng như một số quốc gia khác không thuộc liên minh châu Âu nhưng vẫn có mặt trong khối Schengen.

a. Các nước Schengen mà cũng là thành viên EU

1. Áo
2. Bỉ
3. Cộng hòa Séc
4. Đan Mạch (trừ quần đảo Faroe và đảo Greenland )
5. Estonia
7. Phần Lan
8. Pháp (ngoại trừ các khu vực ở nước ngoài và vùng lãnh thổ )
9. Đức
10. Hy Lạp
11. Hungary
12. Ý
13. Litva
14. Lithuania
15. Luxembourg
16. Malta
17. Hà Lan (trừ đảo Caribbean )
18. Ba Lan
19. Bồ Đào Nha
20. Slovakia
21. Slovenia
22. Tây Ban Nha (với ngoại lệ một phần cho Ceuta và Melilla *)
23. Thụy Điển

Ngoài ra, còn có ba quốc gia rất nhỏ mà cũng là một phần của Khu vực Schengen, vì biên giới của họ với các nước chính thức Schengen là hoàn toàn mở:

24. Monaco (chỉ giáp Pháp)
25. San Marino (bao quanh bởi Italy)
26. Vatican (bao quanh bởi Italy)

Bên cạnh đó còn tồn tại các bộ phận của khu vực Schengen bên ngoài của Châu Âu bao gồm:

(1) Quần đảo Canary , một phần của Tây Ban Nha khơi bờ biển Tây Phi;

(2) Azores , một phần của Bồ Đào Nha cũng đã lên các hòn đảo Tây Phi;

(3) Madeira , một phần của Bồ Đào Nha đã lên các hòn đảo xa ngoài Đại Tây Dương;

(4) các thành phố CeutaMelilla (và có lẽ là vùng lãnh thổ lân cận không có người ở .) là một phần của Tây Ban Nha, nhưng nằm trên bờ biển Bắc Phi.

Lưu ý

Các nước thành viên sẽ tham gia Schengen trong tương lai

1. Bulgaria
2. Croatia
3. Síp
4. Romania

Thành viên EU không thực hiện đường biên giới chung

Thực ra những quốc gia này có tham gia hiệp ước Schengen nhưng chỉ tham gia ở một số hạng mục, trong đó không bao gồm việc tự do đi lại giữa các quốc gia. Để đến những nước này cần phải xin visa riêng.

Ireland
Vương quốc Anh (UK)

Một số lưu ý đối với thị thực Schengen

Ngoài thị thực ngắn hạn và thị thực du lịch, còn một loại thị thực Schengen khác: Thị thực quá cảnh tại sân bay cho phép người sở hữu đi qua khu vực quốc tế tại sân bay trong địa phận các nước thuộc khối Schengen, mà không cần đi qua vùng lãnh thổ của quốc gia đó.

Chú ý rằng các giấy tờ cần thiết để được cấp thị thực quá cảnh tại sân bay có thể khác với những giấy tờ yêu cầu cho thị thực nhập cảnh ngắn hạn.

Chú ý rằng, ngay cả khi bạn đang sở hữu thị thực Schengen, bạn vẫn bị quản lý nhập cảnh, và không được đảm bảo là có thể nhập cảnh vào bất kỳ quốc gia Schengen nào.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thị thực ngắn hạn Schengen. Nếu bạn đang có ý định tới một hai nhiều quốc gia trong khối này, bạn chỉ cần xin một visa duy nhất. Mọi vấn đề thắc mắc về visa Schengen, những yêu cầu của Đại sứ quán, những điểm chưa rõ về hồ sơ và cách thức nộp hồ sơ…bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hệ thống tư vấn trực tuyến hoặc để lại địa chỉ liên hệ, chúng tôi sẽ gọi lại để hỗ trợ cho bạn.

Có thể bạn quan tâm

[contact-form-7 id="1" title="Đăng ký tư vấn"]
0938 344 127